Cỏ ngọt và tác dụng của cỏ ngọt

Cây cỏ ngọt

Cỏ ngọt là gì

Cây cỏ ngọt (hay còn gọi là cỏ mật, cỏ đường, cỏ lạc) lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1908, bởi hai nhà khoa học là Reseback và Dieterich. Đây là loại cây thân thảo, thân màu xanh, thường cao từ 50cm – 80cm, lá cây mọc đối xứng nhau, có hình răng cưa và một lớp lông tơ mỏng phủ hai bên.

Cỏ ngọt hay cúc ngọt (danh pháp hai phần: Stevia rebaudiana) là một loài thực vật có hoa thuộc họ Asteraceae. Cỏ ngọt có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện được trồng ở nhiều nơi trên thế giới để làm chất tạo ngọt và làm thuốc. Hoạt chất chính trong cỏ ngọt là một glycoside tên là steviol, có độ ngọt gấp 300 lần so với đường mía. Vì vậy cỏ ngọt được sử dụng trong các thực đơn ít năng lượng để điều trị các bệnh như đái tháo đường, cao huyết áp…

Tác dụng của cỏ ngọt

Hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Trong cây cỏ ngọt có khá nhiều hoạt chất giúp giảm các cơn đau và chứng bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là rối loạn dạ dày rất tốt.

Chăm sóc răng miệng

Nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn mạnh, bạn có thể xay nát cây cỏ ngọt sau đó trộn với nước để làm dung dịch nước súc miệng hằng ngày. Duy trì việc này thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa chảy máu chân răng ở những người mắc bệnh viêm lợi và giúp chăm sóc tốt hơn cho răng miệng.

Chăm sóc da

Có thể bạn chưa biết, nhưng cây cỏ ngọt được xem là một nguyên liệu tự nhiên chăm sóc da khá tốt với các tác dụng như giảm tiết bã nhờn, làm giảm các nếp nhăn, giúp làn da trở nên trắng sáng hơn, chống viêm da và ngăn ngừa mụn trứng cá.

Chăm sóc tóc

Không cần quá nhiều tiền để đầu tư vào các dịch vụ chăm sóc tóc, cây cỏ ngọt chính là phương thức tự nhiên nhất giúp bạn sở hữu một mái tóc mượt mà, đẹp và giải quyết nhanh các vấn đề về gàu và da đầu.

Giải nhiệt, lợi tiểu

Cây cỏ ngọt có thể sử dụng kết hợp với các loại nhân trần, cam thảo, trà atiso uống mỗi ngày như nước bình thường, không chỉ giúp thanh nhiệt, giải độc, loại nước này còn có công dụng lợi tiểu hiệu quả. Đây cũng là loại thức uống khá tốt cho những bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, với những người đang mang thai, người cao huyết áp, người có bệnh tim mạch thì không nên cho cam thảo.

Trị tiểu đường, cao huyết áp

Một nghiên cứu trên 40 bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50 uống chè cỏ ngọt trong một tháng thì kết quả là huyết áp ổn định hơn, lợi tiểu, người thấy khỏe khoắn và hoạt bát hơn. Cỏ ngọt cũng được phối hợp với các phương thuốc nam khác để trị tiểu đường, cao huyết áp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *