Bệnh Rối loạn tiền đình, nguyên nhân và cách điều trị

Trong cuộc sống đôi khi chúng ta hay bắt gặp các hiện tượng như: nôn thốc nôn tháo, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đầu óc quay cuồng… đó chính là các triệu chứng của căn bệnh mà không ít người đã và đang bị – Bệnh rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình là một hội chứng khá phổ biến ngày nay. Bệnh không phân biệt về tuổi tác và nghề nghiệp, ai cũng có nguy cơ mắc phải hội chứng này. Do đó, việc trước tiên, bạn cần phải tìm hiểu đầy đủ về bệnh.

1/ Tiền đình nằm ở đâu?

Tiền đình là một hệ thống thuộc hệ thần kinh nằm ở phía sau ốc tai (hai bên), có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Ở đây, các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (dây số 8) truyền về não. Cơ quan chuyển xung âm thanh dạng cơ học sang dạng điện thần kinh là ốc tai. Gắn liền với ốc tai là ba vòng bán khuyên, tạo hình 3D trong không gian, giúp cơ thể nhận biết vị trí của mình trong không gian 3 chiều.

Tiền đình có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể và giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ.

2/ Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình. Thậm chí có những nguyên nhân mà chúng ta ít ngờ đến nhưng lại là tác nhân chủ yếu gây bệnh.

Huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch, rối loạn nội tiết ở tuổi tiền mãn kinh,…là những nguyên nhân phổ biến nhất làm tắc nghẽn mạch máu, gây ra hội chứng rối loạn tiền đình mà chúng ta vẫn thường nhắc đến.

Hội chứng Stress (lo lắng, căng thẳng, mất ngủ…)  là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra rối loạn tiền đình. Stress khiến cơ thể sản sinh một lượng lớn hoocmon Cortisol gây ra một loạt các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8. “Con đường” truyền dẫn truyền thông tin này bị “hư hại” khiến hệ thống tiền đình nhận được thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu, dẫn đến rối loạn tiền đình.

Hội chứng tiền đình là hậu quả của một số bệnh lý như: viêm tai giữa, thiên đầu thống, viêm dây thần kinh, u dây thần kinh, u não, …Với nguyên nhân này, người bệnh cần phải được can thiệp bằng ngoại khoa và các biện pháp y học hiện đại.

Môi trường sống và thói quen sinh hoạt không lành mạnh cũng gây nên rối loạn tiền đình như ô nhiễm âm thanh, cơ thể bị nhiễm độc do dùng một số loại thuốc trị bệnh, hóa chất, thói quen ăn uống, sử dụng rượu, bia, chất kích thích,…

2. Hội chứng rối loạn tiền đình - Nguyên nhân do đâu? 1

3/ Triệu chứng

Bệnh nhân rối loạn tiền đình thường có biểu hiện chóng mặt. Tuy nhiên, để tiện chẩn đoán và xác định vị trí tổn thương, triệu chứng bệnh thường được chia làm 4 nhóm:

– Chóng mặt: Ảo giác về sự di chuyển của môi trường xung quanh hoặc bản thân, thường là cảm giác xoay tròn hoặc bập bềnh. Các triệu chứng kèm theo là buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi, mất cân bằng, nhìn mờ. Nguyên nhân là do tổn thương ở dây thần kinh ngoại biên hoặc trung ương của hệ thống tiền đình.

– Ngất: Cảm giác đe dọa mất ý thức hoặc ngất, kèm theo đổ mồ hôi, buồn nôn, nhìn mờ hai mắt thoáng qua. Nguyên nhân là do tưới máu não giảm, gặp trong tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim hoặc phản xạ thực vật.

– Mất thăng bằng: Cảm giác không cân bằng, không vững hoặc như say rượu. Nguyên nhân: Mất đồng bộ giữa các thông tin từ tiền đình, tiểu não, cảm giác sâu, mắt, ngoại tháp.

– Chóng mặt không xác định rõ: Cảm giác đầu lâng lâng, nặng hoặc sợ ngã (khác với các cảm giác mô tả ở ba phần trên). Triệu chứng này xuất hiện ở những bệnh nhân có các rối loạn cảm xúc khác như hội chứng tăng thông khí, lo âu, trầm cảm.

Tất cả các dạng chóng mặt đều có thể đẩy người bệnh vào trạng thái lo âu và ngược lại sự lo âu cũng gây ra chóng mặt.

4/ Biện pháp sơ cứu khẩn cấp và Điều trị lâu dài

4.1/ Sơ cứu khẩn cấp: Khi phát hiện người thân bị lên cơn rối loạn tiền đình cấp, cần tiến hành các phương pháp sơ cứu khẩn cấp.

Trước tiên, bạn cần cho người bị lên cơn rối loạn tiền đình nằm ở nơi an tĩnh, thoáng gió, chắc chắn và không có tiếng động lớn ở tư thế thích hợp mà người bệnh cảm thấy thoải mái nhất. Tránh thay đổi tư thế thường xuyên hoặc để người bệnh di chuyển vì sẽ rất dễ bị ngã gây ra những tổn thương sâu hơn.

– Nếu bệnh nhân đang làm những công việc nguy hiểm hay đang điều khiển các phương tiện giao thông di chuyển thì cần ngưng lại ngay.

– Tránh ánh sáng mặt trời hay ánh sáng đèn chiếu thẳng vào đầu làm tăng triệu chứng choáng váng, chóng mặt..

– Nên dìu người bệnh ngồi ghế hoặc nằm xuống giường để nghỉ ngơi, thư giãn ở nơi thoáng mát, nhiều cây xanh…

– Để người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa.

– Nếu buồn nôn thì cho nôn hết ra, nhưng sau đó phải cho uống bù nước và điện giải; orezol là dung dịch được lựa chọn.

– Xen kẽ cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng.

– Nếu có dầu gió thì bôi lên vùng thái dương và thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng.

– Có thể cho người bệnh uống một số thức uống nhanh để người bệnh sớm tỉnh táo lại như nước cam, nước chanh, nước gừng pha ấm, kẹo socola… Có thể cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng.

– Cần cố gắng giảm nhanh các tác nhân gây căng thẳng, mệt mỏi, hoảng hốt trong cuộc sống và tránh tiếp xúc với các mùi vị kích thích

– Khi thấy có biểu hiện choáng váng, đau nhức đầu thì không nên lái xe, không nên đi lại hay vận động nhanh và mạnh.

– Trường hợp nếu sau một lúc sơ cứu mà người bệnh vẫn còn tiếp tục có những biểu hiện như trước thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị bệnh thích hợp.

4.2/ Phương pháp điều trị lâu dài

Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng máy lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Triệu chứng thường gặp của rối loạn tiền đình là chóng mặt chao đảo, thấy mọi vật như xoay vần, buồn nôn, nôn.

Nhìn chung, mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân, nhưng rối loạn tiền đình ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống cả về thể chất lẫn tinh thần của người bệnh.

Về lâu dài, bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa bằng cách luyện tập thường xuyên các bài tập, các động tác toàn thân như sau:

Tập đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).

Xoa mặt, mắt, tay: Hai bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).

Tập các bài tập:

Duy trì thăng bằng khi đứng yên

Duy trì thăng bằng khi lắc lư

Duy trì thăng bằng khi xoay chuyển

Duy trì thăng bằng khi đi lại

Chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, lấy lại được sức đề kháng, từ đó hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh tiền đình có kết quả tốt hơn.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm nhiều phương pháp khác nhau xoa bóp bấm huyệt hay châm cứu để có hiệu quả điều trị bệnh rối loạn tiền đình như mong muốn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *