Bệnh xơ vữa động mạch và biện pháp phòng ngừa

(Vietnam Health) – Bệnh xơ vữa động mạch (atherosclrosis) là bệnh do động mạch bị xơ cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường, bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào trong cơ thể và là nguyên nhân chính gây đột quỵ (rối loạn tuần hoàn não), cơn đau tim và thiểu năng tuần hoàn ở cẳng chân. Xơ vữa động mạch là căn bệnh phổ biến,thường gặp ở người cao tuổi.

1/ Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân phát triển bệnh xơ vữa động mạch qua nghiên cứu thấy có liên quan với tỷ lệ cholesterol trong máu của cơ thể, mà chất này thực tế phụ thuộc vào chế độ ăn uống và cả một số yếu tố về “gen” (genetic factor). Vì tỷ lệ chất cholesterol liên quan tới chế độ ăn uống nên bệnh xơ vữa động mạch thường gặp ở các nước Tây Âu, vì ở đây chế độ ăn uống có tỷ lệ chất béo cao hơn. Một vài bệnh khác như bệnh đái tháo đường cũng liên quan chặt chẽ với tỷ lệ chất cholesterol cao trong chế độ ăn. Một vài bệnh có tính chất di truyền cũng có tỷ lệ chất mỡ cao trong máu (bệnh chất mỡ cao di truyền). Ngoài yếu tố tỷ lệ chất cholesterol trong máu, còn có một số yếu tố khác gây bệnh như: hút thuốc lá, không vận động thể dục đều đặn, tăng huyết áp và tình trạng thừa cân béo phì.

Các chất mỡ trong máu tích tụ dần ở lớp trong của thành động mạch và do chất mỡ làm cho thành động mạch dày hơn, kết quả là các động mạch bị hẹp dần lại và lưu thông máu bị cản trở.

2/ Biểu hiện bệnh âm thầm nhưng nguy hiểm

Bệnh xơ vữa động mạch có tính chất từ từ và xảy ra trong một thời gian nếu không phát hiện kịp thời thì mới có các triệu chứng điển hình. Xơ vữa động mạch thì sớm muộn cũng làm cho thành động mạch bị xơ cứng, lòng động mạch bị hẹp lại làm cho máu cung cấp cho các cơ quan giảm đi, nhất là xơ vữa động mạch vành gây thiếu máu cục bộ, thiếu máu cơ tim gây đau thắt ngực và có thể gây cơn đau tim đột ngột và tử vong. Nếu động mạch ở não bị xơ cứng thì làm hẹp lòng động mạch não gây hiện tượng rối loạn tuần hoàn não và nặng hơn là đột quỵ do tắc mạch não hoặc nhũn não. Xơ vữa động mạch xảy ra ở bất kỳ động mạch nào trong cơ thể, nếu xảy ra ở động mạch chân (cẳng chân) thì sẽ xuất hiện cơn đau cơ giống như cơn đau chuột rút. Bệnh xơ vữa động mạch cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tăng huyết áp.

3/ Làm thế nào để biết có nguy cơ bị xơ vữa động mạch?

Bệnh xơ vữa động mạch ở người cao tuổi (NCT) là một bệnh âm thầm nhưng rất nguy hiểm. Trong giai đoạn đầu của bệnh xơ vữa động mạch thì có rất ít triệu chứng, vì vậy Người cao tuổi cần được khám bệnh định kỳ và làm xét nghiệm máu để biết có tăng cholesterol máu hay không. Khi làm xét nghiệm cần lưu ý xét nghiệm cholesterol toàn phần (cholesterol), cả cholesterol tốt và cholesterol xấu. Ngoài ra cũng nên kiểm tra đường máu lúc đói và đo huyết áp định kỳ. Khi đã được bác sĩ khám bệnh cho kết luận bị tăng huyết áp thì Người cao tuổi càng cần kiểm tra huyết áp định kỳ và dùng thuốc đều đặn theo đơn chỉ dẫn của bác sĩ, không tự động đổi thuốc và không tự động ngừng thuốc làm giảm huyết áp khi chưa có ý kiến của bác sĩ khám bệnh cho mình. Đối với đường huyết khi có kết luận của bác sĩ khám bệnh, thông qua xét nghiệm máu lúc đói và làm nhiều lần là bị đái tháo đường thì cần lắng nghe và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ khám bệnh, không nên quá lo lắng làm ảnh hưởng đến sức khoẻ nói chung và làm tăng bệnh đái tháo đường,  bệnh xơ vữa động mạch. Khi bị đái tháo đường thì NCT nên chuẩn bị cho mình một máy đo đường huyết tự động để vừa theo dõi đường huyết tốt vừa tránh mất thời gian đi khám bệnh.

4/ Điều trị và phòng bệnh

Mục đích điều trị nhằm làm giảm triệu chứng, giảm các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch; giảm nguy cơ hình thành cục máu đông; phòng ngừa xơ vữa động mạch… Bệnh nhân cần thực hiện ăn uống lành mạnh, năng hoạt động thể chất, phòng tránh thừa cân. Điều trị nội khoa: dùng thuốc để ngăn chặn sự hình thành mảng xơ vữa, dùng các thuốc để giảm cholesterol, thuốc hạ huyết áp…

Phẫu thuật để điều trị các trường hợp xơ vữa động mạch nặng, nong mạch vành hoặc bắc cầu động mạch vành…

Phòng tránh xơ vữa động mạch bằng các biện pháp: ăn thực phẩm giàu chất xơ, giảm ăn mặn, giảm các loại thức ăn có nhiều cholesterol; hạn chế uống rượu bia; tập thể dục đều đặn hàng ngày; bỏ hút thuốc lá thuốc lào; tránh căng thẳng về thể chất và tinh thần…

Ngoài ra theo GS.TS, Thiếu tướng Lê Bách Quang, Phó Viện trưởng Viện Thực phẩm chức năng, nguyên Phó giám đốc Học viện Quân y nhận định, thế giới có xu hướng sử dụng các hợp chất thiên nhiên có trong cây cỏ để chữa bệnh nhằm hạn chế đưa chất hoá học tổng hợp vào cơ thể gây độc hại.

GS.TS, Thiếu tướng Lê Bách Quang cho biết, trà thảo dược nói riêng và thực phẩm chức năng nói chung có tác dụng hỗ trợ điều trị, dự phòng 5 loại bệnh có tỷ lệ tử vong cao là: mạch vành, ung thư, đột quỵ, tiểu đường, xơ vữa động mạch. Đặc biệt, trong các thảo mộc (giảo cổ lam, đỏ ngọn, hoa hoè, cúc hoa vàng,…) có chứa nhiều flavonoid – giúp chống ôxy hoá, lão hoá, bảo vệ tế bào.

Trà thảo dược Khang Mộc là một công thức độc đáo nhất từ các loại thảo dược quý được lưu truyền trong dân gian, chứa 100% thảo dược thiên nhiên, với thành phần chính từ lá Đỏ ngọn chiếm phần lớn chất flavonoid, có tác dụng chống Oxy hóa, hạn chế sự lão hóa giảm Cholesterol toàn phần, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch và trung hòa các gốc tự do (là những chất theo thời gian sẽ gây tổn thương cho cơ thể).

Với những ưu điểm trên, Các chuyên gia đã nghiên cứu và kết hợp thành phần Đỏ ngọn với các loại thảo mộc khác như Cúc hoa, hòe hoa, thảo quyết minh, cỏ ngọt … nhằm tăng cường thêm tác dụng của trà. Không chỉ giải nhiệt cho cơ thể, giúp tinh thần thư giãn, bớt phiền não, trà thảo dược Khang Mộc còn có tác dụng tiêu hóa tốt, giúp ăn ngon miệng, ngủ ngon hơn ở Người cao tuổi.

Trà thảo dược Khang Mộc được Vietnam Health chính thức đăng ký và bảo hộ thương hiệu năm 2010 và hợp tác sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của công ty trà Hoàng Mai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *