Bệnh dạ dày – Cách chữa trị bằng y học hiện đại

Bệnh đau dạ dày là một bệnh lý có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc của mỗi người. Chính vì vậy bên cạnh việc sử dụng đúng cách các loại thuốc mà bác sĩ đã kê đơn, người bệnh cũng cần phải chú ý điều chỉnh lại lối sống của mình sao cho hợp lý và khoa học, ví dụ như:

  • Ăn uống đúng giờ, hạn chế các chất kích thích như chua, cay, nóng
  • Hạn chế sử dụng bia rượu
  • Chế độ làm việc và nghỉ ngơi cân bằng
  • Thư giãn cơ thể và tinh thần
  • Không hút thuốc lá
  • Tránh lạm dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau

Dựa vào những triệu chứng lâm sàng tiêu biểu, kết hợp với bệnh sử gần đây của bệnh nhân, bác sĩ có thể kê đơn và cho thuốc sau khi hỏi bệnh và thăm khám bên ngoài. Tuy nhiên nếu bệnh đã chuyển sang dạng mãn tính, hoặc các biểu hiện không rõ ràng, chỉ định nội soi, xét nghiệm máu và làm sinh thiết là những biện pháp nghiệp vụ cần thiết để xác định chính xác bệnh nhân có bị đau dạ dày hay không và đang tiến triển ở giai đoạn nào.

Có rất nhiều dạng đau dạ dày mà phổ biến nhất là viêm dạ dày nông và viêm teo niêm mạc. Bên cạnh đó chứng viêm dạ dày sướt  hoặc xuất huyết cũng có thể xảy ra do những căng thẳng về tâm lý, sử dụng quá nhiều các loại thuốc giảm đau hoặc bia rượu.

Các nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày cũng đa dạng như triệu chứng của nó. Trong số đó thì vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori) là một trong những nguyên nhân hàng đầu đẫn đến tình trạng đau dạ dày. Đau dạ dày do nhiễm khuẩn Hp thường ở dưới dạng cấp hoặc mãn tính, niêm mạc dạ dày bị tổn thương ở một phần hoặc tất cả dạ dày. Ban đầu bệnh chỉ có biểu hiện viêm nông, nhưng theo thời gian vi khuẩn Hp có thể khiến dạ dày bị teo niêm mạc.

Một lưu ý nhỏ nhưng không kém phần quan trọng đó là bệnh nhân cần phải xác định được mình có bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp hay không. Cách thức đơn giản nhất để biết được đó chính là chú ý đến kết quả âm tính hoặc dương tính với vi khuẩn Hp mà bạn luôn được biết sau khi thăm khám xong. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn biết thêm về tình trạng bệnh lý của mình cùng các kiến thức chuyên sâu khác về y khoa.

Đối với trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn Hp, phác đồ điều trị thường kéo dài khoảng 7-14 ngày. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng cũng như thời gian sao cho hợp lý về tình trạng bệnh của mỗi người.

Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp cập nhật mới nhất bởi Hội tiêu hóa Việt Nam

Để điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) gây ra, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo các phác đồ điều trị nghiêm ngặt với nhiều thuốc kết hợp và phải sử dụng đủ liều quy định, đủ thời gian, đúng thời điểm. Việc sử dụng sai phác đồ, không đúng thuốc điều trị vi khuẩn Hp, có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng, trong đó có sự kháng thuốc của vi khuẩn Hp.

Kết quả hình ảnh cho thuốc tây

Phác đồ điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp gồm nhiều thuốc kết hợp

Để tiệt trừ vi khuẩn Hp cần phải sử dụng phác đồ phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau và được đưa thành khuyến cáo chung cho các bác sỹ trong từng khu vực. Khuyến cáo điều trị cũng thường xuyên được cập nhật để đối phó với tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Tuy nhiên, cuộc chiến với vi khuẩn Hp không đơn thuần là công việc của bác sỹ mà cần có sự phối hợp chặt chẽ của bệnh nhân. Trong cuộc chiến này, bệnh nhân cũng cần phải trang bị những kiến thức, hiểu biết nhất định về vi khuẩn Hp, hiểu được tầm quan trọng của việc dùng thuốc đủ liều lượng, đủ thời gian, đúng thời điểm để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.

Dưới đây là khuyến cáo điều trị đau dạ dày do vi khuẩn Hp cập nhật bởi Hội tiêu hóa Việt Nam dựa trên đồng thuận Masstricht IV (2013) cũng như tình hình điều trị thực tế tại Việt Nam, chúng tôi đã rút gọn sơ lược để bệnh nhân có thể tra cứu:

Phác đồ Đối tượng sử dụng Liều dùng
1/ Phác đồ 3 thuốcPPI + Amoxicillin + Clarithromycin

 

PPI + Amoxicillin + Metronidazole

Dùng trong 10-14 ngày

Tiệt trừ Hp lần đầu:

– Tại khu vực miền Bắc và miền Trung (tỉ lệ kháng clarithromycin thấp)

– Tại khu vực miền Nam (tỉ lệ kháng clarithromycin cao)

PPI 2 lần/ngày, trước ăn 30 phút.Amoxicillin 500mg x 4 viên chia 2 lần/ngày, sau ăn.

Clarithromycin 500mg x 2 viên chia 2 lần/ngày, sau ăn.

Metronidazole 500mg x 2 viên chia 2 lần/ngày, sau ăn

Tinidazole 500mg x 2 viên chia 2 lần/ngày, sau ăn.

Bismuth 120mg x 4 lần/ngày, uống khi đói.

Levoflloxacin 500mg x 2 viên chia 2 lần/ngày, sau ăn

*Lưu ý: Liều lượng đối với trẻ em được tính theo cân nặng

 

 

 

2/ Phác đồ 4 thuốc có Bismuth:

PPI + Bismuth + Tetracyclin + Metronidazole

Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth:

PPI + Amoxicillin + Clarithromycin + Metronidazole

Dùng trong 10-14 ngày

Phác đồ kế tiếp: sử dụng khi thất bại với phác đồ 3 thuốc.Hiện nay phác đồ 4 thuốc có bismuth cho hiệu quả tiệt trừ khá cao nhưng dễ gây mệt mỏi khiến bệnh nhân khó tuân thủ. Không sử dụng cho trẻ dưới 8 tuổi.
3/ Phác đồ nối tiếp

PPI + Amoxicillin

Trong 5 ngày đầu

PPI + Clarithromycin + Tinidazole

Trong 5 ngày tiếp theo

 

Có thể lựa chọn là phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ đầu tay.Cho hiệu quả điều trị cao nhưng cách sử dụng thuốc phức tạp, bệnh nhân khó nhớ uống thuốc đúng theo phác đồ.
4/ Phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin:

PPI + Amoxcillin + Levoflloxacin

Dùng trong 10 ngày

Lựa chọn khi thất bại với phác đồ kế tiếp hoặc phác đồ 4 thuốc có BismuthCó thể xảy ra tác dụng không mong muốn nghiêm trọng trên hệ gân-khớp nên bệnh nhân cần lưu ý theo dõi và phản hồi với bác sỹ khi gặp triệu chứng sưng, đau khớp.

 

Cách kết hợp mới tại Nhật Bản: Một giải pháp mới gần đây được các chuyên gia tiêu hóa khuyến cáo lựa chọn kết hợp cùng các thuốc diệt vi khuẩn Hp là kháng thể chống vi khuẩn Hp (Gastimum HP). Loại kháng thể này được Nhật Bản lựa chọn là vũ khí chống lại vi khuẩn Hp trong thế kỷ mới. Ngoài việc nó giúp đảm bảo sự thành công của phác đồ điều trị Hp cổ điển, loại kháng thể này còn giúp chống lây nhiễm vi khuẩn Hp trong cộng đồng, phòng chống tái nhiễm khuẩn Hp sau khi điều trị. Và đặc biệt, kháng thể OvalgenHP trong GastimunHP là một giải pháp cực kỳ an toàn dành cho các đối tượng đặc biệt như trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người có thể trạng yếu,… thường là những đối tượng khó khăn trong tuân thủ điều trị với kháng sinh.

Hiện nay, ngoài sử dụng tại Nhật Bản, các nhà khoa học Nhật Bản đã đưa loại kháng thể này sang sử dụng phổ biến ở một số nước có tỷ lệ Ung thư dạ dày cao, tỷ lệ nhiễm khuẩn Hp cao như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ…

Người bệnh cũng cần lưu ý: không nên tự ý dùng các bộ kít điều trị vi khuẩn Hp vì tỷ lệ tiệt trừ Hp là chưa được chứng minh, hàm lượng Clarithromycin trong bộ kít thường thấp (thường 250mg) làm tăng nguy cơ đề kháng kháng sinh. Do tỷ lệ Hp kháng thuốc ngày càng gia tăng, đôi khi việc loại bỏ vi khuẩn Hp trong dạ dày không đạt được kết quả như ý, nhưng bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý bỏ thuốc, tự ý dùng thuốc hoặc ngừng việc điều trị mà nên phối hợp tốt với thầy thuốc tìm các giải pháp phối hợp hiệu quả hơn, đổi thuốc… nhằm đạt được hiệu quả điều trị. Nếu nghi ngờ có HP kháng thuốc, hãy kết hợp ngay với GastimumHP để tăng khả năng tiệt trừ hoàn toàn vi khuẩn HP, chống lại khả năng kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn HP.

Trên đây là tổng hợp những lưu ý trong sử dụng các phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dành cho bệnh nhân và bác sỹ cùng tham khảo. Tuy nhiên, tiệt trừ thành công Hp, một phần phụ thuộc vào bác sỹ, phần chính vẫn phụ thuộc vào bệnh nhân, yếu tố tính nhạy của của Hp dạ dày. Về phía bệnh nhân, các chuyên gia của chúng tôi có những lời khuyên trong quá trình điều trị vi khuẩn Hp sau đây:

LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA

  • Tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị vi khuẩn Hp của bác sỹ.
  • Khi sử dụng thêm thuốc điều trị hoặc hỗ trợ điều trị nên tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị trực tiếp.
  • Không sử dụng các kit dạ dày có chứa PPI + Clarithromycin + Tinidazole để diệt vi khuẩn Hp.
  • Khi bị đau dạ dày do vi khuẩn Hp, ngoài việc điều trị theo phác đồ, bạn cũng cần xây dựng một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý.
  • Sử dụng kháng thể chống vi khuẩn Hp hang ngày để tăng miễn dịch cho dạ dày trước vi khuẩn Hp, tăng tỷ lệ thành công của phác đồ điều trị, phòng ngừa tái nhiễm và lây nhiễm vi khuẩn Hp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *