Táo bón ở trẻ em – Tất tần tật về táo bón và cách chữa

(Vietnam Health) – Táo bón là trạng thái phân khô cứng, buồn mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi ngoài lâu hoặc nhiều ngày mới đi ngoài một lần trong điều kiện ăn uống bình thường.
Biểu hiện của táo bón gồm: ít đi cầu, đau bụng, đau đầu, và đặc biệt là khó nhọc khi đi nhà xí.
Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ. Táo bón xảy ra ở tất cả mọi đối tượng không trừ một ai.

Trong bài viết dưới đây mời các bạn cùng tìm hiểu về táo bón ở trẻ nhỏ.

1/ Nguyên nhân táo bón ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân gây lên táo bón ở trẻ. Qua quá trình nghiên cứu có thể khái quát những nguyên nhân chính như sau:

– Trẻ bị tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa

– Trẻ bị mắc các bệnh đường ruột

– Chế độ ăn uống của trẻ không hợp lý

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ

Thứ nhất, trẻ bị tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa. Các nhà khoa học đã thống kê hiện tượng này khá hiểm gặp, chỉ chiếm khoảng 5% các nguyên nhân gây táo bón, đó là các dị tật bẩm sinh: phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung), bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme) khi mắc các bệnh này trẻ thường bị táo bón rất sớm từ ngay sau khi đẻ.

Thứ hai, do chế độ ăn uống của bé không hợp lý. Tức là mẹ cho bé ăn uống không điều độ, uống ít nước, ăn ít chất xơ, ăn nhiều đạm và protein, dẫn đến thiếu nước. Ngoài ra, một phần có thể do mẹ pha sữa quá đặc, ăn chưa đúng về số lượng hằng ngày. Trẻ ăn sữa bò dễ bị táo bón hơn sữa mẹ. Mẹ bị táo bón cho con bú sữa mẹ cũng dễ bị táo bón.

Thứ ba, trẻ bị giảm trương lực ruột do mắc một số bệnh như: còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu… hoặc do dùng thuốc thuốc kháng sinh giảm ho có codein. Ngoài ra, có 1 số trẻ mắc yếu tố tâm lí như ngại đi ngoài, sợ đi ngoài, ở lớp không dám xin cô đi ngoài nên thành ra, trẻ rất dễ bị táo bón.

2/ Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, vậy nên khi trẻ sơ sinh bị táo bón thì các mẹ thật sự rất lo lắng. Nhưng đừng lo, vietnamhealth sẽ giúp bạn có những cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh không thể đơn giản hơn.

2.1/ Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón

Thứ nhất, bố mẹ có thể nhận thấy em bé của mình chậm đi đại tiện, tức là từ 3 đến 5 ngày mới đi đại tiện. Hoặc khi trẻ đi đại tiện mà phân kéo dính, trẻ phải rặn khó khăn thì lúc này em bé nhà bạn đang bị táo bón rồi.

Khi bị táo bón, em bé sẽ đi ngoài rất khó khăn, mặt đỏ lên, xì hơi có mùi khó ngửi. Khi kiểm tra bỉm thấy phân keo như đất sét, dây, dính bết.

Thứ hai, bố mẹ sẽ thấy bụng bé phình to hơn, khó chịu, quấy khóc, ít ăn hơn và tăng cân chậm. Thậm chí, ở một số em bé có thể ngủ không ngon giấc hoặc hay bị giật mình.

Táo bón ở trẻ sơ sinh cũng rất nguy hiểm, khiến chất độc không đào thải được, một số chất độc sẽ xâm nhập trở lại cơ thể bé gây ra phình đại tràng thứ phát và bệnh trĩ.

2.2/ Cách chữa táo bón ở trẻ sơ sinh

Đối với những bé đang bú mẹ hoàn toàn:

Ở những bé đang bú mẹ hoàn toàn thì bé cũng bị “lây” táo bón từ các mẹ đấy. Có thể do mẹ ăn nhiều đồ cay nóng, hoặc thường xuyên bổ sung các chế phẩm chứa sắt và Canxi khiến sữa bị nóng và gây táo bón.

Vậy đối với trẻ bị táo bón khi đang bú mẹ hoàn toàn, mẹ chỉ cần ăn thêm nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống thêm nước, vận động nhẹ nhàng. Mẹ cần có chế độ ăn hợp lý hơn. Ngoài ra, các mẹ có thể massage bụng cho bé, di chuyển nhân bé lên xuống để hệ tiêu hóa của bé khởi động lại.

Đối với trẻ đang dùng thêm sữa công thức:

Trẻ bú sữa ngoài hay bị táo bón hơn sữa mẹ, vì sữa ngoài khó tiêu và dễ gây nóng. Mẹ pha sữa cho trẻ chưa đúng, pha quá đặc hoặc quá loãng, pha sữa với nước trái cây, nước cơm. Đặc biệt mỗi trẻ phù hợp với một loại sữa bột nhất định, có thể sữa bé đang dùng chưa hợp nên bị bón, hoặc sữa bột bé uống không có chất xơ Fructooligosaccharid (FOS) cũng dễ bị táo bón hơn. Trong trường hợp này, các mẹ có thể thay đổi loại sữa khác cho trẻ, chọn những loại sữa có bổ sung thêm chất xơ. Tuyệt đối không pha sữa với nước cơm, nước trái cây nữa nhé. Các mẹ kết hợp thêm massage bụng cho bé và vận động chân tay cho bé nữa.

Đối với trẻ đã ăn dặm

Đây là giải đoạn trẻ sơ sinh hay gặp táo bón nhất. Nguyên nhân do trẻ không kịp làm quen với sự thay đổi thức ăn quá nhanh, quá đặc, đồ ăn dặm quá giàu chất đạm, thiếu chất xơ từ rau. Với trường hợp này, các mẹ nên bổ sung thêm nước cho trẻ, cho trẻ đi đại tiện đúng giờ, massage bụng và vận động chân tay. Khi cho bé ăn bột, có thể cho một số loại rau xanh vào để tăng cường chất xơ.

Các mẹ lưu ý: với các trẻ dưới 1 tuổi thì không nên dùng các thuốc nhuận tràng, do trong các thuốc nhuận tràng hoạt tính đều rất mạnh, không phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ. Vậy nên chỉ thay đổi lại chế độ ăn uống của bé cho phù hợp hơn thôi các mẹ nhé!

Nhớ rằng, chỉ có trẻ từ 2 tuổi trở lên mới có thể dùng các thuốc nhuận tràng thôi nhá. Dưới 2 tuổi hệ tiêu hóa của bé còn kém lắm, chưa nên dùng các mẹ ạ.

3/ Cách chữa táo bón cho trẻ trên 2 tuổi

Cách chữa táo bón cho trẻ

3.1/ Cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

Trẻ bị táo bón chủ yếu là do chế độ ăn uống. Mất cân bằng dinh dưỡng, điền hình là cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột và chất đạm mà lại ăn ít chất xơ sẽ làm quá trình tiêu hóa chậm hơn, gây lên táo bón. Khắc phục điều này cần cho trẻ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng. Khi trẻ bị táo bón, cần bổ sung thêm rau xanh. Nếu bé nhà bạn lười ăn rau xanh hoặc không chịu ăn thì có thể thay thế bằng nước ép rau củ hoặc sinh tố hoa quả.

3.2/ Bổ sung thêm nước cho bé

Việc bổ sung thêm nước cũng hết sức quan trọng khi bé nhà bạn bị táo bón. Các bậc cha mẹ có thể cho bé uống nước ấm. Nước ấm có thể làm giãn cách mạch máu và tăng nhu động ruột giúp cho quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.

3.3/ Tăng cường vận động cho bé

Các bậc cha mẹ hãy giành thời gian để vận động cùng trẻ, đó cũng là một biện pháp hữu hiệu để kích thích tiêu hóa đấy. Hãy thường xuyên cho trẻ chơi những môn thể thao như: bơi lội, tập võ, bóng đá,… Không những giúp trẻ giảm táo bón mà còn giúp trẻ tăng cường sức khỏe nữa đấy.

Cho trẻ vận động phòng tránh táo bón

Nếu như đã áp dụng các biện pháp trên mà trẻ vẫn chưa đi được thì hãy cho trẻ sử dụng thuốc. Tốt nhất là nên chọn những thuốc có nguồn gốc thảo dược và tìm hiểu dược tính của chúng trước khi cho trẻ uống. Hoặc cha mẹ có thể tham khảo thêm sản phẩm của Vietnamhealth – Trà Senna Vị thuốc Việt chữa táo bón hiệu quả.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *